Cuộc chiến giữa Android và iOS

 Khi Google bước vào thị trường điện thoại thông minh, công ty đem theo cả một triết lý – điện thoại Android cung cấp những thứ iPhone không có.

Cuoc chien giua Android va iOS
Cuộc chiến giữa Android và iOS

Apple trình làng chỉ có một vài sản phẩm và với giá cố định, Google bày ra cả mâm cỗ. Các nhà chế tạo còn có thể sử dụng miễn phí hệ điều hành Android. Đổi lại họ sản xuất nhiều loại điện thoại cho mọi thị trường, mạnh, với giá rẻ và thích hợp. Nhưng điểm thu hút khách hàng mạnh nhất của Android là phần mềm ứng dụng – apps – và cũng với chính sách mở.

 

Apple kiểm soát chặc chẽ cửa hàng App Store của họ, đòi hỏi mọi thứ phải được duyệt trước khi cho bày lên và cấm hết những ai vi phạm điều lệ của công ty. Còn với Android Market thì ngược lại, không hề có người gác cổng. Bất kỳ ai cũng có thể đưa app của họ lên. Sản phẩm tốt sẽ được ủng hộ, tồi thì tự động biến mất sau một thời gian ngắn.

Mới đầu cả người sử dụng lẫn người làm ra app đều hoan nghênh triết lý này. Nhưng có người đã bắt đầu tự hỏi đây có phải là cách hay nhất để quản lý Android Market.

Chẳng ai hoài nghi về sự thành công của Android, vốn ra đời cách đây ba năm và điện thoại và tablet loại này bán rất chạy. Theo một khảo cứu của Kantar WorldPanel Comtech, Android nay chiếm 38% thị trường điện thoại thông minh ở Anh, so với 23% của Apple. Hệ điều hành Android của Google chiếm 54,7% thị phần, trong khi iOS của Apple chỉ có 27,2%. Tháng trước Google cho biết hàng ngày có 350.000 điện thoại Android được đăng ký. Nhưng app của Android bán không được chạy lắm.

Đối với nhiều người viết app, vấn đề nằm ở chỗ bày hàng – Android Market, trang web chính để người sử dụng vào tải app về.

Người ta than phiền Apple kiểm soát nhiều quá, nhưng ông Chris McClelland, giám đốc Ecliptic Labs, công ty chuyên viết app ở Belfast, nói rằng điều đó chưa hẵn là xấu.”Tôi nghĩ một mặt đó lại là điều tốt – một nguồn tập trung và anh nhận phản hồi cho app anh viết. Đó là kiểm tra chất lượng.”

“Android rất phổ thông với người viết app. Nó dễ tham gia hơn, nhiều thứ hữu dụng, bồi đắp kinh nghiệm cũng dễ hơn, nhưng người viết app khó kiếm tiền với hệ Android hơn.”

Bên cạnh đó là vấn đề không kiểm soát được chất lượng. “Có vô số app trên thị trường là copy, ăn cắp hoặc lừa đảo,” ông Chris McClelland nói.

Công ty Symantec, trong bản phúc trình về an ninh mạng 2011, cảnh báo rằng Android đặc biệt có nguy cơ có phần mềm xấu cài đặt bên trong app.

Công ty này cho biết họ tìm thấy ít nhất 6 dòng phần mềm xấu đã lưu truyền trên thị trường.
T.H (Theo BBC)